Buổi lễ đón tiếp và làm việc giữa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Trung Tâm nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE)

  • In
  • Giới thiệu

Sáng ngày 23/07/2024, tại Phòng họp A, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc cùng Đoàn công tác từ phía Trung Tâm nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE) để cùng làm việc thảo luận về việc “Cải thiện khả năng phát hiện và dự báo sớm các đợt mưa lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam”.

Hình 1 – Toàn cảnh buổi làm việc

Buổi họp được diễn ra với sự tham gia của đại diện Nhà trường, PGS.TS. Huỳnh Quyền – Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Trần Thục – Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam; PGS.TS. Lê Trung Chơn – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Bền vững; TS. Trần Thanh Tâm – Phó Trưởng phòng Phòng KHCN&QHĐN; TS. Cấn Thu Văn – Trưởng khoa Khoa Tài nguyên nước cùng một số cán bộ, giảng viên khác.

Hình 2 – Đại diện Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Về phía đối tác tham dự, đại diện phía Trung Tâm nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE) có Ông Frederick CAZENAVE – Phó Giám đốc Trung tâm CARE, Cô Clarisse NGUYEN - Chuyên viên nghiên cứu.

Hình 3 – Đại diện Trung Tâm nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE)

Trong buổi làm việc, đại diện lãnh đạo hai bên đơn vị đã cùng thảo luận về nội dung như sau: 1) Thuyết trình Dự án:” Cải thiện khả năng phát hiện và dự báo sớm các đợt mưa lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh”; 2) Thảo luận về tính khả thi trong việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu vi vật lý dựa theo tình hình khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh; 3) Dự kiến thống nhất và hướng đến ký kết Biên bản Ghi nhớ MOU giữa hai bên. Trong buổi làm việc, ông Frederick (CARE) đã có phần trình bày về dự án với mục tiêu Cải thiện khả năng phát hiện và dự báo sớm các đợt mưa lớn cho Thành phố Hồ Chí Minh, bằng việc ứng dụng công nghệ từ thiết bị máy đo đo OTT Parsivel (được đặt thí nghiệm tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM). Thiết bị đo OTT Parsivel dự kiến sẽ được lắp đặt tại ba khu vực thí điềm trên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi, Trường Đai học Bách khoa, Khu vực rừng Cần Giờ) với mục đích thu thập được số liệu từ kích thước và tốc độ của mưa và từ đó phân loại thành một trong 32 lớp kích thước và vận tốc riêng biệt. Từ đó hệ thống đo sẽ gửi số liệu thu được phục vụ cho việc phân tích và đánh giá tình hình thời tiết trong thời gian hiện tại và từ đó có thể đưa ra dự báo đối với những đợt có thời tiết xấu, mưa lớn để hỗ trợ hoạt động xã hội hiện nay. Với điều kiện hiện nay nhiều tình trạng ngập vẫn còn diễn ra tại một số khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì việc nghiên cứu đánh giá và hỗ trợ dự báo sớm các đợt mưa lớn sẽ là một trong những tiền đề cấp thiết. Phía Nhà trường cũng đã có thảo luận và trao đổi với phía Trung tâm CARE về việc phối hợp thực hiện dự án từ Trung tâm CARE đề xuất trong buổi họp. Hai bên thống nhất sẽ triển khai phối hợp và thực hiện dự án do phía CARE và Trung tâm khí tượng Thủy văn của Nhà trường thực hiện.

Hình 4 – Tổng kết đại diện hai bên đơn vị

Qua buổi làm việc, hai bên đơn vị đã có trao đổi nhiều thông tin hữu ích trong thời gian sắp tới và thống nhất dự kiến sẽ kết nối thông tin và phía Nhà trường sẽ tích cực hỗ trợ trong công tác phối hợp nhân lực triển khai thực hiện dự án của hai bên. Đồng thời, dự kiến trong thời gian sắp đến sẽ có triển khai tổ chức buổi lễ ký kết MOU giữa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và Trung Tâm nghiên cứu về Nước khu vực Châu Á (CARE).


Bài viết liên quan